Wednesday, December 21, 2016

4 món cháo an thai tốt cho sức khỏe mẹ bầu

Khi mang thai nhất là vào giai đoạn đầu, cơ thể chưa quen mẹ bầu rất mệt mỏi, khó chịu, chán ăn. Nhiều người sức khỏe không tốt còn bị động thai. Khi thấy các dấu hiệu bất thường thai phụ nên nằm nghỉ, đi khám thai để được chuẩn đoán và chữa trị. Trong thời kỳ mang thai mẹ bầu nên ăn một số món cháo giàu dinh dưỡng, có tác dụng an thai, tăng cường sức khỏe. Dưới đây là cách nầu 4 món cháo an thai rất tốt cho sức khỏe của mẹ bầu.

1. Cháo cá chép

Giá trị dinh dưỡng của món cháo cá chép
Trong cá chép có rất nhiều chất dinh dưỡng đặc biệt tốt cho bà bầu. Cá chép được dùng cho bà bầu và phụ nữ mới sinh để bồi bổ khí huyết, an thai, chữa phù thũng, ứ huyết và có tác dụng thông sữa.
Nguyên liệu: Cá chép 1 con (khoảng 500g), gạo nếp 100g, hành hoa, gừng, bột gia vị muối, mì chính, tiêu vừa đủ. Gừng giã nhỏ, cá chép làm sạch ướp với gừng đập dập, mắm, muối khoảng 20 phút.
Cháo cá chép món cháo vô cùng bổ dưỡng tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé
Chế biến: Cho cá chép, gạo nếp vào nồi thêm 500ml nước ninh cho gạo thật nhừ.
Ngoài ra, bạn có thể làm theo cách cho cá chép vào luộc trước sau đó vớt ra lấy thịt, bỏ xương. Nước luộc cá chép sẽ cho gạo vào ninh nhừ, trước khi tắt bếp cho cá vào lại nồi đun thêm từ 5 đến 10 phút nữa. Trước khi ăn, bạn nêm nếm gia vị vừa ăn, hành (thái nhỏ) quấy đều.Cháo cá chép món ăn dùng cho phụ nữ an thai nên ăn ngày 1 lần, cần ăn liên tục trong 10 ngày.

2. Cháo gà gạo nếp

Giá trị dinh dưỡng của món cháo gà
Thịt gà có chứa tới 18 loại axit amin, có hàm lượng chất béo thấp, hàm lượng polisaccarit phong phú, dễ tiêu hóa, có thể làm tăng khả năng miễn dịch cho phụ nữ mang thai. Không chỉ cung cấp các chất dinh dưỡng mà món ăn này còn giúp phòng tránh cảm cúm.
Ngoài ra, trong thịt gà ninh nhừ còn chứa rất nhiều các chất dinh dưỡng khác tốt cho sức khỏe của mẹ và thai nhi như: albumin, vitamin A, B1, B2, E, C, canxi,. Hàm lượng protein cao và phức hợp của amino axit có tác động tích cực đến não giúp cải thiện chỉ số huyết áp, nhịp tim và làm giảm lo lắng.
Ngoài gà thì gạo nếp cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng, trong đó có mangan. Cơ thể thiếu mangan dễ ảnh hưởng đến sự phát triển hệ xương của em bé còn đang trong bụng mẹ, mà trong ngũ cốc, đậu, gạo thô… lại có chứa hàm lượng chất này rất phong phú.

Cách làm món cháo gà
Gà mái hoặc gà ác 1 con, gạo nếp vừa đủ. Gà sau khi làm sạch, thái miếng cho vào nồi, đổ nước hầm kỹ rồi cho gạo nếp đã vo sạch (có thể ngâm trước khoảng 1 tiếng) vào nấu cháo. Mẹ bầu nên thường xuyên ăn loại cháo này để có đầy đủ chất dinh dưỡng cho mẹ và bé.

3. Cháo bí đỏ

Giá trị dinh dưỡng của bí đỏ với bà bầu
Ăn bí đỏ thường xuyên sẽ cung cấp cho cơ thể một lượng lớn các chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể như sắt, kẽm, phòng ngừa thiếu máu đẩy nhanh quá trình tạo máu và xơ vữa động mạch. Các chất khác như beta carotene, protit, tirozin, fitin, axit salixilic, gluxit, các axit béo và các nguyên tố vi lượng khác.
Bí đỏ còn có hàm lượng beta-caroten phong phú, có khả năng đáp ứng nhu cầu vitamin A cần thiết cho phụ nữ khi bầu bí. Trong thực phẩm này còn có chất chống oxy hóa tuyệt vời, có tác dụng tránh nhiễm trùng trong thai kỳ, bằng cách tăng cường hệ miễn dịch cho bà bầu.
Bí đỏ giúp điều chỉnh lượng cholesterol, đồng thời có khả năng duy trì mức độ lipid ổn định trong thai kỳ. Bên cạnh đó, bí đỏ còn dồi dào chất xơ, giúp nhuận tràng, ngừa táo bón và trĩ – hai chứng bệnh mà nhiều bà bầu phải đối mặt.

Cách nấu cháo bí ngô
Gạo ngon 100g, bí ngô 50g, đường mạch nha 20g. Bí ngô gọt vỏ rửa sạch thái miếng đổ vào nồi nấu chung với gạo đã vo sạch cùng với đường mạch nha. Đổ nước đun sôi nấu cháo loãng. Ăn ngay lúc còn nóng. Nhưng một tuần các thai phục chỉ nên ăn 2 bữa, tránh ăn quá nhiều.

4. Cháo lươn

Giá trị dinh dưỡng trong cháo lươn
Lươn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng rất cao, trong 100r thịt lươn thì có tới 12.7g chất đạm, 25.6g chất béo, 285g calo. Ngoài ra thịt lươn còn chứa nhiều loại vitamin cùng các khoáng chất cần thiết khác cho cơ thể thai phụ như vitamin A, B1, B6, Fe, Na, K, Ca.
Lươn cũng được các chuyên gia dinh dưỡng xếp ở ở vị trí thứ 5 trong các loại thực phẩm giàu vitamin A (chỉ sau các loại gan gà, lợn, bò, vịt). Trong thịt lươn còn có chứa chất DHA tốt cho sự phát triển trí não của thai nhi.


Cách nấu cháo lươn
Vo sạch gạo và nấu trong khoảng 20 phút sau đó cho khoai môn vào nấu đến khi nhừ. Lươn lóc bỏ xương, thái miếng nhỏ, ướp cùng gia vị. Phi hành khô sau đó cho thịt lươn vào xào cho tới khi săn lại, chín kỹ. Tiếp đến là cho lươn vào nồi cháo, trộn đều, nêm nếm gia vị vừa miệng.  Khi ăn nhớ cho ít hành ngò, rắc một chút tiêu để món cháo thêm hấp dẫn nhé


Hiện mặt cườiẨn mặt cười