Táo bón là cơn ác mộng mà phụ nữ mang thai không bao giờ muốn gặp nhưng đúng như câu nói đời không mơ. Vẫn có khoảng một nửa phụ nữ khi mang thai xuất hiện triệu chứng táo bón. Nguyên nhân do đâu, bà bầu bị táo bón có nguy hiểm không, cách phòng và chữa trị như thế nào.
1. Nguyên nhân mẹ bầu bị táo bón
Trong quá trình mang thai, cơ thể người phụ nữ có nhiều sự thay đổi. Cơ thể buộc phải tiết ra những hoocmon giới tính để duy trì thai, loại hoocmon này chính là nguyên nhân làm cho hệ tiêu hóa của bà bầu hoạt động chậm chạp hơn. Ảnh hưởng tiêu cực tới đường ruột, gây cản trở việc đào thải chất cặn bã ra ngoài qua đường hậu môn.
Nguyên nhân thứ hai, có thể là do sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ. Sự lớn lên của thai nhi làm gia tăng áp lực lên khung xương chậu, làm tình trạng táo bón ngày càng nặng. Ngoài ra, việc tăng cân nhanh không kiểm soát, cơ thể mệt mỏi, ít hoạt động cũng là nguyên nhân dẫn đến triệu chứng táo bón ở bà bầu.
Có rất nhiều nguyên nhân khiến phụ nữ mang thai bị táo bón |
Nguyên nhân tiếp theo, là do chế độ ăn uống không đảm bảo. Thực đơn ít chất xơ, uống ít nước, uống rượu, bia...Ăn đồ ăn khó tiêu hóa.
Phụ nữ mang thai bị táo bón có thể là do uống viên sắt, sữa bầu, uống canxi. Để hấp thụ những khoáng chất này, trong một số loại viên sắt cơ thể cần có một lượng lớn nước. Tuy nhiên không phải mẹ bầu nào cũng uống đủ lượng nước đó, thêm nữa không phải khoáng chất nào cơ thể cũng hấp thụ được, nên đây cũng là gáng nặng cho hệ tiêu hóa khi các chất này được đưa ra ngoài.
2. Bà bầu bị táo bón có nguy hiểm không?
Bị táo bón khi mang thai khiến nhiều mẹ bầu lo lắng, chán ăn thiếu hụt chất dinh dưỡng gây nguy cơ suy dinh dưỡng bào thai. Bà bầu bị táo bón có nên rặn không, câu hỏi chung của rất nhiều người. Nếu rặn nhiều sẽ tăng nguy cơ sảy thai, vì khi rặn tử cung sẽ co bóp gây ảnh hưởng đến sự an toàn của thai nhi. Thêm nữa nếu tình trạng táo bón kéo dài mẹ sẽ có nguy cơ bị trĩ, ung thư đại tràng rất nguy hiểm.
Nếu tình trạng táo bón kéo dài, sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé |
3. Các trị táo bón ở bà bầu
- Uống nhiều nước: thời kỳ 3 tháng đầu, 3 tháng cuối của thai kỳ mẹ bầu thường phải đi tiểu nhiều, nhất là vào ban đêm, vì thế có tâm lý ngại uống nước nhưng chính điều này khiến cơ thể mẹ bị thiếu nước, tăng nguy cơ bị táo bón. Để không mắc phải triệu chứng này mẹ bầu hãy uống nhiều nước, từ 8 đến 9 ly nước lọc mỗi ngày.
- Ăn nhiều chất xơ: uống đủ nước sẽ giúp cơ thể hấp thu chất xơ hiệu quả nhất. Chất xơ có nhiều trong rau củ, hoa quả vừa giúp cơ thể đủ chất lại giúp mẹ bầu nói không với táo bón.
- Không ăn đồ cay, nóng: trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu nên hạn chế ăn đồ cay nóng vì nó có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Uống nhiều nước, thực đơn nhiều chất xơ, luyện tập thường xuyên chính là cách nói không với táo bón |
- Giảm sắt, caxi bổ sung: chỉ nên uống khi có chỉ định của bác sỹ. Bởi các chất này bạn có thể bổ sung qua thực đơn hàng ngày. Những khoáng chất cơ thể không hấp thu sẽ gây gánh nặng cho hệ tiêu hóa. Sữa bầu cũng không phải là thức uống được khuyến khích.
- Tập thể dục: mang thai cơ thể mệt mỏi, mẹ bầu chỉ muốn nghỉ ngơi nhưng điều này vô tình làm ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như khiến triệu chứng táo bón ở phụ nữ mang thai nghiêm trọng hơn. Hãy chọn những bài tập đơn giản hay chỉ đơn giản là đi bộ thường xuyên.
Hiện mặt cườiẨn mặt cười